Thông điệp di tích danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải nhìn từ bãi đá khắc cổ
Ngày xuất bản: 13/12/2018 9:07:00 SA
Lượt đọc: 70705

Năm 2015. Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tiếp tục tổ chức điền dã khảo sát, nghiên cứu bãi Đá Khắc Cổ xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Đoàn công tác đo đạc, chụp hình bãi đá cổ

Gọi là bãi đá khắc cổ, nhưng thực chất các khối đá sa thạch khắc cổ, tiếng địa phương gọi là ( bao zê mùa cang là ) nằm rải rác cách nhau từ 20m đến 7;8 km ở 03 thôn, Thôn Tà Ghênh, Hú Trù Lìn và Hồng Nhì Pá trong đó các khối đá nằm tập trung nhiều nhất là ở trên địa bàn thôn Tà Ghênh (Tàng Ghênh) cách trung tâm huyện lỵ của Mù Cang Chải 13 km về hướng Tây, sau khi chọn trục dọc 01 km chiều Đông - Tây để thống kê khoảng 20 khối đá, đoàn công tác đã  chọn 06 khối đá, có thể khối từ 02m3 đến 50m3 có vết khắc tiêu biểu nhất và còn nguyên vẹn nhất để vệ sinh, nghiên cứu, tư liệu hóa. Các khối đá được người xưa chọn để khắc lên bề mặt thường là những khối đá có mặt phẳng lỳ, nằm ở vị trí thoáng, có tầm nhìn bao quát xa, rộng, có khối đá chìm do thời gian, có khối đá nổi, các khối đá có dạng hình tháp, hình trái núi, hình con rùa… tất cả đều khắc trên các mặt dễ nhìn và dễ quan sát tác phẩm.

Đề tài hình khắc khá tỷ mỉ, kì công, uốn lượn mền mại ngay theo mặt lồi lõm của mặt đá, có dạng hình ruộng bậc thang là thể loại đề tài chính trên các khối đá ở đây, trong số các khối đá được chọn nghiên cứu có 01/06 khối đá có khắc hình con vịt trời còn khá rõ.

Nhìn chung đề tài nổi bật duy nhất vẫn là đề tài ruộng bậc thang, so với các điểm từng phát hiện như ở Hà Giang, Lào Cai và Sơn La thì bãi đá khắc cổ phát hiện ở Yên Bái là đẹp nhất, rõ giàng nhất về đề tài ruộng bậc thang là cơ bản và chỉ khắc duy nhất một lần khá khúc triết.

Hình ruộng bậc thang khác trên đá

Theo chúng tôi xác định theo góc độ dân tộc học, thì đây là các vết khắc của người bản địa người HMông? Khắc vào khoảng thế kỷ XVI - XVII có thể là các bản “thiết kế ruộng bậc thang”, hoặc họa lại ruộng bậc thang khi chủ nhân của ruộng bậc thang cảm nhận được vẻ đẹp của ruộng bậc thang ro chính mình tạo nên ? và cũng theo chúng tôi, đây không phải là ký hiệu cột mốc, và càng không phải là họa đồ mà nhiều người từng phán đoán. Mà chỉ có thể là “ Bản thông điệp thiết kế ruộng bậc thang của người xưa hoặc họa lại ruộng bậc thang trên đá” của người bản địa, người bản địa ở đây chính là tộc người đang sinh sống ở nơi đây và cho phép chúng ta suy luận: Tộc người Hmông nói chung rất thích ở nơi có khí hậu ôn đới núi cao mát mẻ, sống bằng nghề trồng trọt nương dẫy, săn bắn, hái lượn và di cư, là một tộc người rất thông minh, sáng tạo, tự sản xuất ra tất cả dụng cụ sản xuất, săn bắn, đến Văn hóa tinh thần. Nhưng một khi không còn rừng để phát rẫy, không thể lên cao mãi được nữa ( đỉnh núi ) sức ép dân số tăng, rừng có hạn buộc phải sáng tạo phương thức sản xuất mới kết hợp nương rẫy, thì đó chính là ruộng bậc thang của hiện tại, từ thực tế so sánh các bức họa khắc trên đá rất giống ruộng bậc thang hiện tộc người này đang canh tác và mở rộng tầng tầng, lớp lớp các ruộng  bậc thang, họa vào tự nhiên thành một danh thắng đẹp và cung cấp thóc gạo nuôi sống con người định cư bền vững nơi đây, hiểu theo hướng nghiên cứu như vậy thì mới hiểu được những bản thông điệp kể trên và dĩ nhiên rất cần các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, giải mã làm rõ xác thực cả niên đại và lĩnh vực dân tộc học cho bãi đá khắc cổ trên địa bàn Mù Cang Chải.

Hình khắc chim hạc

 Việc nghiên cứu bãi đá khắc cổ chi thức bản địa, đã mở ra tiềm năng nghiên cứu mở rộng, tổng thống kê các khối đá khắc cổ trên địa bàn huyện, khảo cổ học hang động, dân tộc học, tự nhiên…sẽ đặt ra làm cơ sở khoa học phục vụ các nhà hoạch định, quy hoạch phát triển du lịch khám phá gắn với ruộng bậc thang và khu bảo tồn loài sinh vật cảnh Mù Cang Chải, sẽ nâng tầm giá trị danh thắng ruộng bậc Quốc gia  Mù Cang Chải lên gấp bội và cũng theo chúng tôi: cuộc sống cư dân nơi đây đã kiên cường đào ruộng bậc thang trồng lúa nước đúng như thông điệp của bãi đá khắc cổ, thì giờ đây cần tiếp tục phát triển mở rộng ruộng bậc thang, ổn định dân số lấy quy trình: ruộng nuôi người, người trồng rừng kết hợp chăn nuôi, cuối cùng ruộng và chăn nuôi nuôi người, người lại làm ruộng, trồng rừng chăn nuôi, đảm bảo môi trường, bổ sung nội dung sản phẩm Du lịch mới và mở mới thêm dịch vụ du lịch hấp dẫn, chắc chắn cuộc sống xứ Mù Cang Chải sẽ khá lên trong tương lai gần.

 

                                                                                                                Lý Kim Khoa

                                                                               Bảo tàng tỉnh Yên Bái

CÁC ĐIỂM DU LỊCH ĐẶC SẮC

THƯ VIỆN VIDEO

KẾT NỐI WEBSITE

LƯỢT TRUY CẬP

http://www.cutercounter.com.vn/