Điểm nhấn của du lịch Mù Cang Chải năm 2019
Ngày xuất bản: 27/09/2019 10:02:00 SA
Lượt đọc: 67739

Đến với huyện vùng cao Mù Cang Chải trong những ngày này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của “những nấc thang vàng” khi bắt đầu bước vào mùa lúa chín, như ong rót mật trên các triền ruộng bậc thang, mà du khách còn được hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và khám phá bản sắc văn hóa các dân tộc vùng cao nơi đây.

Người dân xuống chợ phiên

Năm 2019, là năm đầu tiên huyện Mù Cang Chải tổ chức Tết độc lập do đó đã thu hút trên 17 nghìn lượt khách du lịch và gần 20 nghìn lượt nhân dân địa phương đến tham quan, vui chơi và được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị. Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Tết Độc lập và Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang năm 2019. Nhân dân và du khách đã được tham gia các hoạt động sôi động, hấp dẫn như: ném còn, bịt mắt đánh trống, đánh quay, đi cà kheo, ném pao, nhảy sạp và các môn thể thao dân tộc như: kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ... tham quan và mua sắn tại các gian hàng chợ phiên với các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thổ cẩm, trang sức truyền thống, hàng lưu niệm, các gian hàng ẩm thực dân tộc Thái, Mông…

Điểm nhấn trong tổ chức sự kiện Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là màn đại xòe Việt Nam lớn nhất thế giới, có quy mô lớn mang tầm vóc quốc tế, khẳng định giá trị của “Nghệ thuật xòe Thái”. Tại huyện Mù cang Chải diễn ra các hoạt động Triển lãm ảnh nghệ thuật "Lung linh sắc màu văn hóa - du lịch và ảnh đẹp Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải”; Festival dù lượn "Bay trên mùa vàng"; Chợ phiên vùng cao.  Cùng với các hoạt động như: Thi vẽ sáp ong; thi giã bánh dày, thi giã cốm, hội thị chọi dê và hội thi gặt lúa nhanh, cày bừa giỏi và đắp bờ đẹp….các trò chơi dân gian cùng các hoạt động thể thao dân tộc, các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc cùng các hoạt động du lịch trải nghiệm các sinh hoạt đời thường của đồng bào Thái, Mông và tạo nhiều ấn tượng đẹp cho du khách khi đến với vùng cao Mù Cang Chải.

Phiên chợ vùng cao được tổ chức nhằm tái hiện không gian văn hóa mang đậm sắc màu các dân tộc vùng huyện vùng cao Mù Cang Chải, Đây cũng là dịp để du khách được trải nghiệm không khí, nét độc đáo của chợ phiên vùng cao và thưởng thức ẩm thực, đặc sản truyền thống, các hoạt động dân ca, trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Bên cạnh việc giới thiệu không gian văn hóa đặc trưng, đồng bào các dân tộc tại đây còn giới thiệu nhiều sản vật đặc trưng của địa phương như: Táo mèo, rượu thóc, thảo quả, thổ cẩm, đồ khô, rau, củ, quả tươi…; các nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, vẽ sắp ong, làm nhạc cụ… Nhiều du khách rất thích thú khi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi với các điệu múa xòe, nhảy sạp, hát ví của đồng bào dân tộc đang sinh sống tại vùng cao.

Trò chơi bịt mắt đánh trống tại trung tâm chợ phiên

Đến với phiên chợ vùng cao Mù Cang Chải, không chỉ là nơi giao thương và trao đổi, chợ phiên còn là nơi hội ngộ bạn bè, tình hữu. Du khách có thể tha hồ lựa chọn mình sản phẩm đa sắc màu của những bộ trang phục xúng xính của người Mông, người thái, hay những sản phẩm nông nghiệp sạch do từ bàn tay lao động cần cù của người dân làm ra… Sự đa dạng màu sắc trang phục, những món ăn truyền thống của đồng bào Mông, Thái sẽ để lại ấn tượng khó quên trong lòng mỗi du khách. Du khách Nguyễn Ngọc Minh đến từ thành phố Hải Dương chia sẻ. “Đến với mảnh đất Mù Cang Chải đó là mơ ước của mình từ rất lâu, khi đến với Mù Cang Chải cảnh quan ở đây rất tuyệt vời, con người sống thân thiệt và tình cảm. Đến với Mù Cang Chải thật sự rất ấm cúng kết hợp với sự tình thân của các dân tộc Việt Nam. Đến với Mù Cang Chải mới cảm nhận được sự đi lên  phát triển mạnh mẽ và là một trung tâm tuyệt vời để du khách khắp mọi miền tổ quốc đến thăm quan và chiêm ngưỡng”

 Việc tổ chức các hoạt động chào mừng Tết Độc lập và Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019 là ngày hội lớn có ý nghĩa đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần thúc đẩy lao động sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và của tỉnh. Đây cũng là hoạt động mở màn cho chuỗi các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa, Du lịch Mường Lò và Khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải diễn ra từ ngày 20 đến 25/9/2019. Đồng thời, qua các hoạt động, huyện Mù Cang Chải đã thu hút sự chú ý, quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước đối với các lĩnh vực văn hóa, du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của quê hương danh thắng lên một tầm cao mới, chị Lê Thị Thùy Trang - du khách đến từ Hà Nội tâm sự. “Đến với mảnh đất Mù Cang Chải đó là mơ ước của mình từ rất lâu, khi đến với Mù Cang Chải cảnh quan ở đây rất tuyệt vời, con người sống thân thiệt và tình cảm. Đến với Mù Cang Chải thật sự rất ấm cúng kết hợp với sự tình thân của các dân tộc Việt Nam. Đến với Mù Cang Chải mới cảm nhận được sự đi lên  phát triển mạnh mẽ và là một trung tâm tuyệt vời để du khách khắp mọi miền tổ quốc đến thăm quan và chiêm ngưỡng”

 Thời gian này, lên với vùng cao Mù Cang Chải, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên với vẻ đẹp của ruộng bậc thang mà còn được tha hồ chiêm ngưỡng hình ảnh những cô gái Mông xúng xính khoác trên mình những bộ trang phục đầy sắc màu hoa văn rực rỡ, má đỏ bồ quân, mái tóc hoe vàng, đôi mắt đen láy, miệng cười chúm chím thật duyên. Bên cạnh là những khuôn mặt du khách háo hức, tò mò, đầy phấn khích ngắm nhìn và tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian truyền thống như bắn nỏ, đẩy gậy, tung còn, đánh quay, ném pao, bắt vịt, bắt lợn... Không khí càng rộn rã bởi tiếng reo hò, cổ vũ cuồng nhiệt của của cả người dân địa phương lẫn khách du lịch. Tạo ra âm thanh và sắc mầu đắm say của ngày hội, tạo nên một bức tranh núi rừng vừa hoang sơ, vừa lộng lẫy một cách kỳ ảo.

Việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi dân gian gắn với các hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm tạo sự gắn kết, mang đến không gian văn hóa giàu bản sắc của người dân vùng cao, qua đó quảng bá hình ảnh về vùng đất giàu tiềm năng du lịch đối với du khách trong và ngoài nước. Du khách Hà Đình Tuân đến từ Hà Nội cho biết. “Bản thân tôi đã đi rất nhiều nơi để đi tham quan và chiêm ngưỡng cảnh đẹp tại các tỉnh Tây Bắc. Nhưng khi đến với Mù Cang Chải đã tạo cho tôi có một cảm xúc thật kỳ lạ, Mù Cang Chải không chỉ nổi tiếng bởi Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang mà còn nhiều hoạt động để cho du khách được trải nghiệm và khám phá về những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa ở vùng cao, mình thấy rất vui và thích khi đến với mảnh đất Mù Cang Chải”

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

 Ngoài việc được tham quan, chiêm ngưỡng các cảnh quan du lịch và tham gia các hoạt động trải nghiệm tại các trò chơi dân gian, các hội thi, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Để thu hút ngày càng đông đảo du khách đến với vùng cao Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng chương trình phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng Homstay... Trên cơ sở giữ vững hướng phát triển du lịch cộng đồng ở các xã như La Pán Tẩn, Nậm Khắt và Thị trấn. Cùng với đó các ban ngành đoàn thể đã chung tay góp sức cùng bà con nhân dân trên địa bàn huyện tôn tạo, khai hoang mở rộng các diện tích tại các điểm du lịch để trồng các loại hoa hồng, hoa tam giác mạch,… để tô điểm thêm vẻ đẹp cho khu du lịch. Đồng thời, mở các lớp bồi dưỡng tập huấn về du lịch, tạo điều kiện cho bà con đi tham quan các mô hình làm du lịch để học hỏi kinh nghiệm. Hướng dẫn người dân tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa như: khăn, túi thổ cẩm, ghế mây để quảng bá, giới thiệu đến du khách.

Đến với Mù Cang Chải du khách không thể bỏ qua và ghé thăm bản Thái, một bản nằm ngay tại Thị trấn Mù Cang Chải. Du khách đi qua cây cầu ở ngay trung tâm huyện (Hướng về xã Chế Tạo nơi có khu bảo tồn loài sinh cảnh) rồi rẽ trái đi khoảng 1km sẽ tới bản Thái, một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi. Dọc hai bên đường là những luống hoa nhiều màu sắc do nhân dân trong bản trồng để tạo cảnh quan. Cùng với hương thơm của mùi lúa chín và hương thơm của các loài hoa sẽ tạo cho du khách một cảm giác thật khoan khoái, dễ chịu. Tới đây du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái, nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức giao lưu, đốt lửa trại, múa xòe. Các nhà nghỉ cộng đồng, Homestay ở đây đều được xây dựng với kiến trúc nhà sàn của người Thái và được trang trí, tô điểm bằng các loại đèn lồng nhiều màu sắc, các loại hoa của núi rừng đặc biệt như hoa phong lan, địa lan tạo nên không gian thanh bình, lãng mạn để du khách thỏa sức chiêm ngưỡng, lưu lại những bức hình đẹp. Anh Lò Văn Hà chủ Homestay Hà - Hợi tại bản Thái, thị trấn Mù Cang Chải cho biết. “Nhận thấy tiềm năng du lịch của huyện Mù Cang Chải rất lớn và được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan. Do đó, gia đình tôi đã mạnh dặn đầu tư để làm du lịch cộng đồng, qua 4 năm thực hiện và làm mô hình du lịch cộng đồng đã thu hút được lượng khách đến nghỉ dưỡng tại gia đình tương đối đông và đã giúp cho gia đình có nguồn thu ổn định, mỗi năm cho thu nhập từ 130 - 150 triệu đồng”.

Nhà nghỉ du lịch Hà - Hợi tổ 5, Thị trấn Mù Cang Chải

Ngoài ra khi đến với vùng cao Mù Cang Chải du khách có thể vào thăm các bản làng dân tộc Mông, khám phá nét văn hóa cũng như những phong tục tập quán đặc sắc nơi vùng cao Tây Bắc, tìm hiểm đời sống của người dân và hòa chung niềm vui ngày mùa nơi đây.

Trong hướng đi phát triển du lịch cộng đồng, thì mô hình làm du lịch cộng đồng “Hello Mù Cang Chải” của đôi vợ chồng trẻ Giàng A Dê  và chị Vàng Thị Lỳ ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn. Nằm ở độ cao 1.000 mét so với mực nước biển ôm trọn trên đỉnh đồi đã thu hút đông đảo du khách trong nước và Quốc tế đến tham quan, chụp ảnh và nghỉ dưỡng tại dây. Đến với Homstay “Hello Mù Cang Chải ” du khách có thể nhìn được bao quát cả khu vực của những triền ruộng bậc thang đang bước vào mùa lúa chín vàng như ong rót mật cao ngút lên tận đỉnh trời … Đến đây, mỗi du khách đều có một cảm xúc không hề giống nhau. Hình ảnh của những người phụ nữ Mông dịu dàng, thân thiện trong trang phục truyền thống, nụ cười dịu dàng, cởi mở, mến khách đã tạo ấn tượng khó quên. Phụ nữ Mông nơi đây không chỉ  giỏi thêu thùa, dệt vải, may vá, mà còn chịu thương, chịu khó,… chị Vàng Thị Lỳ - xã La Pán Tẩn tâm sự. “Hello Mù Cang Chải mới đi vào hoạt động được một năm, nhưng chúng tôi đã đón được rất nhiều du khách và đa phần chủ yếu là khách du lịch Quốc tế. Hello Mù Cang Chải thường thì gia đình được trang trí bởi những họa tiết được làm bằng thổ cẩm của dân tộc mình nên khách rất thích và hài lòng. Trong thời gian tới, để tiếp tục thu hút lượng khách đến với gia đình, “Hello Mù Cang Chải” có rất nhiều dự định đó là sẽ mở rộng thêm một băng o lơ; tổ chức cho khách đi chơi, bám các chương trình tour của huyện Mù Cang Chải để khách được trải nghiệm về nền văn hóa của dân tộc Mông và được khám phá cảnh đẹp của ruộng bậc thang Mù Cang Chải ”.

Hello Mù Cang Chải, xã La Pán Tẩn

Kết thúc những ngày lễ hội sôi động, náo nhiệt, những khoảnh khắc giao hòa cùng thiên nhiên và con người nơi vùng cao Mù Cang Chải, chắc hẳn trong mỗi du khách đều bồi hồi, tiếc nuối để chờ  đợi cho đến mùa lễ hội của năm sau và không thể nào quên tiếng sáo Mông vi vút, tiếng khèn xao xuyến gọi bạn tình, nếp váy thổ cẩm xoắn xuýt bước chân cô gái Mông đẹp như trái táo chín mọng, tiếng cười giòn giã lấp loáng hàm răng trắng bóng của các chàng trai vùng núi cao bên người bạn tình... Tất cả tạo nên một ấn tượng không thể nào quên đối với những ai đã từng một lần đặt chân đến với vùng cao Mù Cang Chải./.

Nguồn : mucangchai.yenbai.gov.vn

CÁC ĐIỂM DU LỊCH ĐẶC SẮC

THƯ VIỆN VIDEO

KẾT NỐI WEBSITE

LƯỢT TRUY CẬP

http://www.cutercounter.com.vn/