TỈNH YÊN BÁI CÓ THÊM 02 DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC ĐƯA VÀO DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA.
Ngày xuất bản: 12/12/2024 8:11:00 SA
Lượt đọc: 2642

 Ngày 10/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 3980/QĐ-BVHTTDL đối với Lễ cúng rừng của người Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên và Quyết định số 3988/QĐ-BVHTTDL đối với Nghệ thuật “Khắp Cọi” của người Tày, huyện Lục Yên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo đó, hai di sản đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Việc được đưa vào danh mục khẳng định giá trị văn hóa của 02 di sản văn hóa phi vật thể để tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển du lịch của các địa phương có di sản trong tỉnh Yên Bái.

“Khắp cọi” thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, có hình thức biểu hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, âm nhạc, đó là lời ca, tiếng hát với các nội dung và làn điệu khác nhau, có sử dụng nhạc cụ truyền thống kèm theo trong quá trình diễn xướng. Có thể đối đáp giữa hai người (một nam, một nữ hoặc hai nam, hai nữ), hai bên (hai nhóm), có thể trình diễn cá nhân hoặc tập thể.  Nghệ thuật trình diễn “khắp cọi” của người Tày ở vùng sông Chảy, tỉnh Yên Bái được xác định là một di sản văn hóa tiêu biểu của tộc người, địa phương cũng xác định, tương lai sẽ là một sản phẩm du lịch độc đáo, được nhiều du khách lựa chọn và trải nghiệm

Lễ cúng rừng là một tập quán xã hội và tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của tộc người Mông ở Nà Hẩu. Họ quan niệm, cái gì cũng có tổ tiên và người cai quản, suối có thần suối, sông có thần sông, núi có thần núi và rừng có thần rừng. Thần rừng là nơi giữ đất, giữ nước, mà đất và nước là gốc rễ của cuộc sống, muốn tồn tại thì con người phải tôn trọng cội nguồn của sự sống, tức là tôn trọng rừng. Đây là phong tục đẹp đã có từ lâu đời, là nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian gắn với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp.

Một số hình ảnh:

 

Ban biên tập

 

 

 

 

CÁC ĐIỂM DU LỊCH ĐẶC SẮC

THƯ VIỆN VIDEO

KẾT NỐI WEBSITE

LƯỢT TRUY CẬP

http://www.cutercounter.com.vn/