Theo phong tục cưới hỏi của người Việt
Ảnh : Sưu tầm
Người Dao quan niệm khi những đứa con đến độ tuổi lao động (từ 10 tuổi trở lên) không kể trai hay gái đều được bố mẹ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc quế. Đến 15 tuổi bố mẹ sẽ “để lối” cho con hay nói cách khác là để một phần diện tích trồng quế của bố mẹ cho người con tự trồng, chăm sóc và thu hoạch. Với đức tính chịu khó, cần cù và những kinh nghiệm trồng quế của ông cha truyền lại như kỹ thuật chọn giống, ươm giống, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản…những người con của đất quế khi lập gia đình đều có số tài sản nhất định giúp tạo lập cuộc sống gia đình. Khi trai gái người Dao lấy nhau, vốn liếng khởi nghiệp của đôi vợ chồng trẻ chính là đồi quế mà hai bên gia đình cho với ngụ ý mong các con gắn bó với cây quế, chung sức, chung lòng xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển kinh tế bởi vậy mà người ta gọi đó là “đồi quế hạnh phúc”. Những hộ gia đình có kinh tế khá hơn ngoài việc chia đất trồng quế cho con thì khi lập gia đình cha mẹ sẽ cho thêm cây quế tốt nhất, trị giá nhất phát triển “đồi quế hạnh phúc” mà cha mẹ để lại.
Cây quế không chỉ gắn bó trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Dao Đỏ, mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước. Cây quế còn là cây trồng có giá trị kinh tế cao, xóa đói giảm nghèo làm giàu cho nhiều hộ gia đình ở Văn Yên. Điều đáng trân trọng hơn cả là cùng với giá trị kinh tế, người Dao Đỏ Văn Yên vẫn giữ được mĩ tục: cha mẹ “chia lối” cho con“đồi quế hạnh phúc” khi con cái xây dựng gia đình, chính điều này đã góp phần phát triển cây trồng truyền thống có giá trị làm giàu cho quê hương.
Hồng Nhung
TTQLDT&PTDLYB